Khuyến mãi Khuyến mãi

Kỉ nguyên “smartphone ngàn đô” bắt đầu với iPhone 8 và Galaxy Note 8

Minh Hoàng Mobile
CN 27/08/2017

Theo BGR, trước đây có một nhóm các nhà phân tích Phố Wall lấy việc đập tay lên bàn là sở thích hàng ngày.

Họ khăng khăng cho rằng, nếu Apple không ra mắt dòng iPhone siêu rẻ để cạnh tranh với những điện thoại Android phân khúc bình dân đang tràn ngập trên thị trường, mảng kinh doanh iPhone của công ty này sẽ sụp đổ. Chưa đầy hai năm sau, Apple đã phát hành iPhone 6 và iPhone 6 Plus – những chiếc iPhone đắt nhất từ trước đến nay – và nó đã phá vỡ kỉ lục doanh thu và lợi nhuận của công ty nhiều lần trong các quý tiếp theo!

Xem thêm: Xuất hiện Smartphone giá rẻ của Samsung có tính năng cao cấp như Galaxy Note 8

Galaxy Note 8 Hai Phong

Quay về với thực tại, giờ đây những con người ấy đã trở lại, lần này là để tập trung vào iPhone 8 và Galaxy Note8. Flagship của Samsung đã ra mắt trong tuần này, với giá niêm yết từ 930 đến 960 USD (hơn 21 triệu đồng đến gần 22 triệu đồng) tùy vào nơi bạn mua chúng. Còn Apple, nhiều tin đồn cho rằng họ sẽ bán ra iPhone 8 với giá khởi điểm cho bản thấp nhất (64GB bộ nhớ trong) là 999 USD (22,7 triệu đồng).

Liệu Apple và Samsung đang định tạo ra một phân khúc mới cho flagship của họ, hay đây chỉ là một trường hợp hai gã khổng lồ lớn nhất của nền công nghiệp di động đang tạo ra một câu chuyện hoang đường và cái kết chỉ là một loạt những điều vô nghĩa?

Theo trang tin TheVerge, có nguồn tin đáng tin cậy cho rằng chiếc iPhone 8 sắp tới của Apple sẽ có giá 1.000 USD trở lên. Sau đó đến lượt trang New York Times tiếp tục “đổ thêm dầu vào lửa”, khi một cây viết của tờ báo này khẳng định 999 USD chỉ là giá khởi điểm cho phiên bản cấu hình thấp nhất khi flagship của Apple ra mắt vào tháng sau. Những trang tin đáng tin cậy này đang khiến chúng ta khó có thể không tin iPhone 8 sẽ có mức giá “chát chúa” đến như vậy.

Tất nhiên, Apple sẽ không cô độc khi ra mắt chiếc smartphone 1.000 USD vào tháng 9 tới. Chiếc Note8 mới ra mắt của Samsung có giá thấp nhất là 930 USD. Cộng thêm thuế, bạn sẽ phải chi khoảng 1.000 USD cho một phablet với 64GB bộ nhớ trong. Các nhà quan sát ngành công nghiệp đã ít phê phán sự leo thang của Samsung đến mốc 1.000 USD, nhưng Samsung cũng ít được xem xét một cách kỹ lưỡng ở Phố Wall hơn Apple rất nhiều.

Tạm bỏ qua những tranh cãi, điểm mấu chốt chính là: Điện thoại thông minh 1.000 USD đã xuất hiện. Những chiếc smartphone 1.000 USD thực thụ. Apple đã từng “tà lưa” với mức giá này, nhưng chỉ với thiết bị cao cấp nhất của họ; chiếc iPhone 7 Plus ra mắt năm 2016 có giá 969 USD (22 triệu đồng) với 256GB bộ nhớ trong. Nhưng trong năm 2017, chúng ta đang chứng kiến những chiếc flagship phiên bản cơ bản với mức giá khoảng 1.000 USD. Trên thực tế, theo tin đồn mới nhất, iPhone 8 của Apple sẽ có 3 phiên bản, với phiên bản cao cấp nhất là 512GB bộ nhớ trong. Nếu đúng là như vậy, iPhone 8 sẽ có thể lên đến mức giá 1.200 USD (hơn 27 triệu đồng).

Đó là một số tiền rất lớn cho một chiếc smartphone, và tất nhiên sẽ không có nhiều người sẵn sàng móc hầu bao để mua nó về.

Có một thứ khá buồn cười diễn ra theo thời gian: mọi thứ trở nên đắt hơn. Điều này có lẽ không phải là một thứ gì đó có thể gây bất ngờ tới bất kì ai. Thực phẩm trở nên đắt hơn, quần áo trở nên đắt hơn, xe cộ, nhà cửa và hơn thế nữa, tất cả đều trở nên đắt hơn. Đây không phải là một khái niệm mới. Đời sống trở nên đắt đỏ hơn.

Khi còn là một đứa trẻ, chúng ta có thể nhớ những câu chuyện khi bố mẹ, ông bà chúng ta kể lại rằng mọi thứ ngày xưa rẻ hơn bây giờ như thế nào, khi họ bằng tuổi chúng ta. Giờ, khi đã trở thành bố mẹ và ông bà, chúng ta sẽ kể lại những câu chuyện tương tự cho thế hệ sau. Mọi thứ từng rẻ hơn nhiều, và giờ chúng đang ngày càng đắt hơn.

Tại nhiều thị trường, có các hệ thống được sử dụng để khiến những thứ đắt đỏ biến thành thứ có thể mua được. Đây là cách nó hoạt động: Thay vì yêu cầu khách hàng thanh toán hàng hóa và dịch vụ ngay lập tức, thanh toán ấy sẽ được trải dài theo thời gian. Đôi khi bên thứ ba sẽ ứng trước tiền mà thu phí dưới hình thức lãi suất vì khoản vay đó được trả trong một khoảng thời gian định trước. Đúng, đó chính là trả góp.

Nếu đây là một lớp học kinh tế, nó còn “cơ bản hơn cả cơ bản”. Đó là cách mà cuộc sống diễn ra. Nếu bạn không có 30.000 USD để mua một chiếc Toyota Camry chẳng hạn, bạn có thể mua trả góp và trả mỗi tháng 500 USD, thay vì phải trả ngay lập tức 30.000 USD. Smartphone cũng vậy. Người tiêu dùng có thể lựa chọn thanh toán ngay, hoặc trả dần dần theo các mốc thời gian tùy thuộc vào thu nhập. Thậm chí bạn có thể trả góp với 0% lãi suất, vì người bán vẫn kiếm được lợi nhuận (theo cách nào đó).

Vì vậy, bắt đầu từ tháng sau, thay vì trả 37 USD (850.000 đồng) mỗi tháng cho một chiếc iPhone cao cấp, chúng ta sẽ phải trả tới 45 USD (hơn 1 triệu đồng) nếu muốn sở hữu iPhone 8 theo hình thức trả góp. Liệu sự điên rồ này có dẫn đến sự sụp đổ của mảng kinh doanh iPhone hay không? Liệu người dùng iPhone có “giơ tay chịu trói” và đồng loạt từ chối nâng cấp lên iPhone 8, giống như khảo sát của Barclay hay không?

Lạm phát là một thứ có thật. Nó tồn tại trên đời. Theo thời gian, mọi thứ sẽ trở nên đắt đỏ hơn. Người ta sẽ không ngừng mua nhà, ô tô hay đồ ăn vì chúng đắt hơn. Và họ cũng sẽ không ngừng mua iPhone mới với lí do tương tự.

Social Facebook Facebook Social Youtube Youtube Social Tiktok Tiktok