Khuyến mãi Khuyến mãi

5 câu hỏi “ Khoai” nhất của người dùng Android, bạn đã từng mắc phải ?

Minh Hoàng Mobile
Th 6 29/04/2016
Mặc dù được người dùng đánh giá là một hệ điều hành dễ sử dụng và thân thiện hiện nay, nhưng hệ điều hành Android vẫn tồn tại khá nhiều các câu hỏi thắc mắc kinh điển mà hầu như ai mới dùng cũng đều gặp phải. Hãy cùng Minh Hoàng xem đó là gì nhé ?

1. Vì sao thông số của nhà sản xuất công bố lại không đúng với thực tế ?



Có khá nhiều người dùng đặt câu hỏi vì sao bộ nhớ của thiết bị smartphone của họ lại là 16Gb và 32Gb, nhưng khi người dùng trải nghiệm thực tế lại không được như trên ? Câu trả lời là: 

- Bộ nhớ lưu giữ hệ điều hành: Dùng để lưu trữ toàn bộ các chương trình, ứng dụng hệ thống và phần mềm,…hay nói tóm lại là toàn bộ phần HĐH của thiết bị. Đây là phần rất quan trọng và nếu không có chúng thì chắc chắn máy của bạn không thể hoạt động được, Nhà sản xuất đã mặc định bộ lưu trữ cho HĐH và ẩn chúng, bạn không thể tìm thấy dung lượng của phần này.
- Bộ nhớ hệ thống: Đây là nơi để cài đặt các ứng dụng, game, bạn có thể quan sát được bằng việc vào phần Cài đặt > Dung lượng.
- Bộ nhớ máy: Là nơi chứa các dữ liệu như phim, nhạc, hình ảnh,…hay được gọi là bộ nhớ trong của thiết bị, phần này giống thẻ nhớ ngoài nếu như máy của bạn hỗ trợ. Các bạn cũng có thể nhìn thấy được dung lượng bằng cách tương tự như bộ nhớ của hệ thống.

Tóm lại, tổng dung lượng của máy sẽ bao gồm: Bộ nhớ hệ thống + Bộ nhớ chứa HĐH + Bộ nhớ máy. Do chúng ta chỉ có thể nhìn thấy được 02 phần của bộ nhớ trên nên nhiều người sẽ thắc mắc về sự chênh lệch so với thông tin mà nhà sản xuất công bố nhưng thực chất thì không phải vậy.

2. Vì sao thẻ nhớ và bộ nhớ điện thoại còn trống nhiều mà tải ứng dụng vẫn báo thiếu bộ nhớ ?



Như đã được phân tích thì như bạn đã biết rằng bộ nhớ điện thoại Android cấu trúc gồm 3 phần, nhưng trong đso chỉ có Bộ nhớ hệ thống là có thể cài được game và ứng dụng. Cho nên, dù bộ nhớ trong hay bộ nhớ thẻ cong trống nhiều mà bộ nhớ hệ thống còn ít thì ứng dụng vẫn không thể cài được.

3. Vì sao dung lượng RAM trên máy luôn thấp hơn nhà sản xuất công bố.
Có 2 câu trả lời cho câu hỏi trên:

- Theo tài liệu kỹ thuật từ chính Google – nhà phát triển hệ điều hành Android thì điện thoại sử dụng nền tảng này luôn có một phần bộ nhớ. RAM được dành cho những tác vụ cấp thấp. Ví dụ: Một máy có tổng dung lượng RAM thực sự là một 1GB thì dung lượng RAM có thể dùng và được hiển thị chỉ khả dụng 600 – 800 MB. Phần bị lấy mất được dùng cho bộ xử lý đồ họa, bộ nhớ cache và một số chức năng khác.
- Theo như định hướng quy đổi kỹ thuật của hệ điều hành thì RAM 1GB sẽ tương ứng với 1024MB. Nhưng đối với những nhà sản xuất RAM, định lượng quy đổi thực tế được làm tròn nên chỉ 1 GB = 1000MB, chính vì thế, 1 Gb RAM của nhà sản xuất chỉ tương đương với 0,97 GB RAM của hệ điều hành và sẽ có một sự chênh lệch nhất định nếu bạn sử dụng định lượng quy đổi kỹ thuật để tính dung lượng RAM trên thiết bị của bạn.



4. Điện thoại Android có cần dùng ứng dụng dọn dẹp ?



Theo như các bạn đã biết, khi sử dụng hệ điều hành Android sản sinh ra nhiều rác khiến thiết bị chậm đi. Chính vì vậy, có khá nhiều phần mềm hiện nay có thể dọn dép các ứng dụng quảng cáo, nó sẽ làm tối ưu, tiết kiệm pin hay làm tăng tốc độ máy nên hơn 70%. Tuy vậy, những ứng dụng này không thực sự hữu ích. Để dọn dẹp rác cho máy, bạn có thể xóa bộ nhớ cache bằng cách vào Cài đặt > Dung lượng > Dữ liệu dã lưu trong bộ nhớ Cache thay cho việc sử dụng những ứng dụng của bên thứ 3. Điều này không chỉ giúp bạn giải phóng được bộ nhớ tăng tốc thiết bị mà còn giúp tiết kiệm pin cho thiết bị của chính mình.


5. Liệu có thể chuyển được hoàn toàn ứng dụng qua thẻ nhớ ngoài ?



Rất nhiều bạn nghĩ rằng có thể tối ưu 100% dung lượng của ứng dụng Android sang thẻ nhớ, Tuy nhiên điều này là không hề đúng. Một ứng dụng Android sẽ gồm có 2 phần là file Apk và các phần data chứa dữ liệu. Thao tác này chỉ có thể di chuyển được 1 phần nào đó của file Apk hoặc data chứ không thể di chuyển được hết và nó còn tùy thuộc vào từng ứng dụng nữa mà bạn có thể di chuyển được ít hay nhiều.

Vậy, sau 5 câu hỏi vừa rồi thì bạn đã từng mắc phải câu nào ? Và còn câu nào khác khiến người dùng thiết bị Android bối rối nữa không?  Hay chia sẻ cho chúng tôi để có thể giải đáp thắc mắc giúp bạn. 

Social Facebook Facebook Social Youtube Youtube Social Tiktok Tiktok