Khuyến mãi Khuyến mãi

Cảm biến vân tay trên smartphone và những điều ít ai biết

Minh Hoàng Mobile
Th 4 29/11/2017

Bạn có biết: Kể từ khi xuất hiện trên điện thoại, cảm biến vân tay không chịu nằm yên một chỗ. Chúng xuất hiện ở mặt trước rồi lại được đưa ra mặt lưng, sau đó lại chuyển lên mặt trước, quay ngược lại về phía sau rồi xuất hiện ở cả cạnh bên.

Xem thêm: Cận cảnh OPPO F5 màu đỏ rực

Chiếc điện thoại đầu tiên có cảm biến vân tay là Pantech Gl100 ra đời năm 2004. Cảm biến này được đặt ở mặt trước, yêu cầu người dùng vuốt ngón tay qua để sử dụng.

Pantech Gl100

Pantech Gl100 với cảm biến vân tay đặt ở chính giữa cụm phím D-Pad

Kể từ thời điểm đó, cảm biến vân tay dần xuất hiện nhưng không bao giờ được tích hợp vượt quá 4 model mỗi năm. Mãi cho đến năm 2013, khi iPhone 5s trình làng, cảm biến mới thật sự trở nên quan trọng.

Rõ ràng, Apple hiếm khi đi đầu nhưng họ luôn cực kỳ xuất sắc trong việc thúc đẩy sự phát triển của một mô hình sử dụng mới. Còn nhớ năm đó, iPhone 5S là 1 trong 2 chiếc điện thoại sở hữu cảm biến vân tay (nằm ở mặt trước), sản phẩm còn lại là HTC One Max với vân tay đặt ở mặt lưng.

Một năm sau, đã có đến 33 chiếc điện thoại trang bị cụm cảm biến này và phần lớn nằm ở mặt trước (29 so với 4 mẫu có cảm biến vân tay ở mặt sau). Mặc dù vậy, đến năm 2016 thì cán cân đã nghiêng về việc cảm biến vân tay được đưa ra mặt lưng.

Vị trí cảm biến vân tay trước 2014

Số thiết bị sở hữu cảm biến vân tay và tỉ lệ vị trí đặt cảm biến giai đoạn 2004 - 2013

Tuy Huawei Mate 10 hay Galaxy S7 Edge đã cho thấy bạn có thể giữ cả màn hình tràn cạnh lẫn cảm biến vân tay ở mặt trước nhưng theo GSMArena, điều này không phù hợp về mặt công thái học khi thiết kế sản phẩm.

Nếu xu hướng màn hình không viền tiếp tục tồn tại, hầu hết cảm biến vân tay sẽ được di chuyển về phía sau.

Vị trí cảm biến vân tay từ 2014 - 2017

Số thiết bị sở hữu cảm biến vân tay và vị trí đặt cảm biến giai đoạn 2014 - 2017

Kế đến, cảm biến vân tay được đưa ra cạnh bên. Những hãng sản xuất như Sony, ZTE, Huawei và Nexbit (hiện thuộc sở hữu của Razer) đã áp dụng hình thức này từ năm 2015, trong đó Sony là một trong những người đi tiên phong với mẫu Xperia Z5 (cảm biến là nút nguồn ở cạnh phải). Tuy nhiên, vị trí này hiện không quá phổ biến.

Lý do hoàn toàn tương tự như việc màn hình viền mỏng “đẩy” cảm biến vân tay ra mặt sau. Nếu cảm biến vân tay đặt ở cạnh bên, nó sẽ làm điện thoại dày hơn khiến người dùng cảm thấy không thoải mái khi cầm nắm.

Xperia Z5

Mới đây nhất, ở một lần hiếm hoi Apple muốn tự mình tạo ra xu hướng, hãng đã loại bỏ luôn cảm biến vân tay và chỉ trang bị tính năng quét khuôn mặt 3D có tên gọi Face ID cho iPhone X ra mắt hồi giữa tháng 9.

Face ID cần một loạt cảm biến để hoạt động dẫn đến việc xuất hiện một cái rãnh ở trên cùng màn hình (hay còn gọi là "notch"). Theo nhiều quan điểm, chi tiết này làm thiết bị trông khá mất thẩm mỹ. 

Với việc cảm biến vân tay liên tục bị thay đổi vị trí đặt, điều lý tưởng nhất là các hãng sẽ trang bị cảm biến vân tay dạng siêu âm ngay phía dưới màn hình, khi đó mọi diện tích hiển thị ở mặt trước đều có thể được sử dụng để nhận diện vân tay mà không cần chừa ra một khoảng trống riêng.

Tuy nhiên, do sự phức tạp của công nghệ, đến nay vẫn chưa có công ty nào thực hiện phương pháp trên, dù đã xuất hiện nhiều tin đồn cho rằng Apple hay Samsung sẽ là người đi đầu trong công nghệ này. Nhưng bản thân mình vẫn hy vọng rằng công nghệ này sẽ sớm phổ biến trong thời gian sắp tới.

Social Facebook Facebook Social Youtube Youtube Social Tiktok Tiktok