Khuyến mãi Khuyến mãi

Đừng bao giờ lau màn hình Smartphone bằng 9 thứ này

Minh Hoàng Mobile
CN 05/05/2019

Bạn đã bao giờ thử tìm cách lau sạch vết bẩn trên màn hình điện thoại bằng ngón tay của chính mình, để rồi sau đó phát hiện ra rằng làm như vậy chẳng những không lau được gì mà còn làm màn hình của bạn có nhiều vệt ngón tay hơn? Nếu có, thì đừng lo lắng, bởi bạn không phải là người duy nhất gặp phải tình huống này. Bạn có thể tránh được điều đó bằng cách sử dụng các công cụ làm sạch phù hợp.

Xem thêm: Thiết kế cuối cùng của iPhone 11 đẹp hơn mong đợi

iphone x hải phòng

iPhone 6s Hải Phòng

Đôi khi, bạn "tiện tay" lau màn hình điện thoại bằng áo sơ mi hoặc một chiếc quần jean hoàn toàn mới, nhưng đừng làm như vậy. Hãy sử dụng các công cụ và kỹ thuật vệ sinh đặc biệt để giữ cho điện thoại (và cả quần áo) của bạn luôn sạch sẽ, điều đó sẽ giúp cho màn hình của bạn bền hơn. Ngoài ra, còn có một số loại chất tẩy rửa mà bạn cần tránh sử dụng, nếu không chúng có thể làm hỏng màn hình chiếc điện thoại thân yêu mà bạn đang cố gắng giữ gìn.

9 món đồ bạn không bao giờ được sử dụng để lau màn hình điện thoại

Khăn giấy/ Giấy ăn: Giấy ăn có thể giúp làm sạch bàn ăn của bạn, nhưng đừng bao giờ sử dụng chúng để lau chùi màn hình điện thoại. Giấy có thể bị rách vụn ra, khiến cho bụi bẩn đang bám trên mặt màn hình điện thoại bị cọ xát vào màn hình nhiều hơn. Giấy ăn thậm chí còn có thể để lại vết xước trên màn hình smartphone của bạn.

Nước lau kính cửa sổ: Bạn dùng dung dịch nước lau kính để lau gương và cửa sổ nhà sáng loáng, và bạn nghĩ bụng: chắc dùng nước này để lau màn hình điện thoại cũng được? Câu trả lời là không! Một số dòng điện thoại đời mới, chẳng hạn như chiếc iPhone XR, có một lớp phủ bảo vệ màn hình và có thể bị ăn mòn theo thời gian.

Sử dụng những dung dịch tẩy rửa mạnh có thể phá huỷ lớp phủ bảo vệ và làm cho màn hình điện thoại của bạn dễ bị trầy xước hơn. James LeBeau, Phó Giáo sư chuyên ngành Khoa học Vật liệu và Kỹ thuật tại Viện Công nghệ Massachusetts, cho biết bất kỳ loại chất tẩy rửa nào có chứa tác nhân gây ăn mòn đều có thể làm xước bề mặt màn hình điện thoại, do đó bạn tuyệt đối không bao giờ được sử dụng chúng.

Các loại chất tẩy rửa khác: LeBeau lưu ý rằng khả năng chống xước của tấm kính làm nên màn hình điện thoại sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ loại chất tẩy rửa nào. Chỉ có lớp phủ bảo vệ màn hình mới bị các loại dung dịch đó ăn mòn mà thôi. Chẳng hạn, dung dịch tẩy rửa Bar Keepers Friend được nhà sản xuất tuyên bố công khai rằng nó có thể làm hỏng lớp bảo vệ màn hình. Dung dịch tẩy rửa Bon Ami thì ghi rõ trên bao bì rằng không được sử dụng sản phẩm với các tấm kính có lớp phủ bảo vệ. Apple cũng khuyên người dùng không được sử dụng các sản phẩm tẩy rửa để lau điện thoại.

Dung dịch tẩy trang: Một số loại dung dịch tẩy trang có chứa hoá chất gây nguy hại tới màn hình của các thiết bị điện tử. LeBeau khuyến cáo người sử dụng không dùng dung dịch tẩy trang, thay vào đó sử dụng một chiếc khăn mềm thấm một chút nước.

Cồn: Do các dòng điện thoại đời mới hiện nay đều có một lớp phủ bảo vệ, nên việc dùng cồn chà xát lên màn hình điện thoại có thể khiến lớp phủ này nhanh hỏng hơn, khiến màn hình của bạn dễ bị xước. Lưu ý nhớ kiểm tra các sản phẩm lau chùi màn hình điện thoại của bạn có chứa thành phần nào là cồn hay không. Apple khuyên người dùng tránh dùng cồn để lau chùi các thiết bị của hãng.

Khí nén: Điện thoại của bạn là một sản phẩm rất "mong manh", do đó, việc phun một luồng không khí cực mạnh vào các cổng kết nối hay các chi tiết tiếp xúc với môi trường bên ngoài của nó có thể gây ra thiệt hại nhất định tới các bộ phận của nó, trong đó nhạy cảm nhất là micro của điện thoại. Các công ty công nghệ, như Apple, đặc biệt cảnh báo người dùng không sử dụng khí nén để loại bỏ chất bẩn khỏi điện thoại.

Xà phòng rửa bát và xà phòng rửa tay: Mặc dù hoá chất có trong xà phòng rửa bát và xà phòng rửa tay khá nhẹ, nhưng cách thức đúng đắn duy nhất để sử dụng chúng là hoà loãng với nước. Tuy nhiên, đa số các công ty điện thoại đều khuyến cáo người dùng giữ cho điện thoại của mình tránh xa nước; do đó, một lần nữa, hãy cân nhắc chỉ sử dụng một miếng vải ẩm mà thôi!

Giấm: Chuyên trang công nghệ Lifehacker khuyên người dùng nên sử dụng giấm pha loãng để làm sạch màn hình điện thoại của bạn. Tuy nhiên, trang tin Android Central lại cho rằng không bao giờ được đặt giấm (hoặc cồn) lên các bộ phận bằng thủy tinh của điện thoại để giữ gìn lớp phủ oleophobic (không thấm dầu).

Nhà nghiên cứu LeBeau cũng đã xác nhận rằng giấm sẽ có thể sẽ làm mòn các bộ phận trên điện thoại. Tuy nhiên, Android Central cho biết bạn có thể sử dụng giấm để lau chùi các bộ phận khác của điện thoại ngoại trừ phần màn hình, chẳng hạn như mặt sau – nhưng lưu ý phải pha với nước sạch theo tỷ lệ 50/50.

Các loại dung dịch khử trùng: Trên bao bì của những sản phẩm này thường ghi rõ "Rửa lại tay bằng nước sạch sau khi sử dụng", vì vậy sử dụng dung dịch đó để lau chùi màn hình điện thoại, một bề mặt vốn thường xuyên tiếp xúc với da tay và cả da mặt của chúng ta (khi áp điện thoại lên tai để trả lời các cuộc gọi) rõ ràng không phải là một ý tưởng hay. Theo LeBeau, các loại dung dịch tẩy rửa này thường chứa cồn, có khả năng phá huỷ lớp phủ oleophobic và lớp phủ hydrophobic (không thấm nước) của thiết bị.

Ông cho biết, lớp chống xước của màn hình điện thoại hoạt động chủ yếu nhờ quá trình trao đổi ion được thực hiện đối với phần kính của màn hình, bằng cách thay thế các nguyên tử natri bằng phốt-pho.

Làm cách nào để lau sạch vết dấu vân tay trên màn hình điện thoại?

Dấu vân tay in trên màn hình điện thoại thường rất khó ngăn chặn hoàn toàn bởi da tay chúng ta liên tục tiết ra dầu. Điều đó có nghĩa là mỗi khi bạn nhấc điện thoại lên, lớp dầu trên da bạn sẽ in lên màn hình điện thoại và chắc chắn ít nhiều bạn sẽ để lại dấu vân tay của mình trên đó.

Cách an toàn và hiệu quả nhất để lau màn hình của bạn trong trường hợp này là sử dụng những chiếc khăn làm bằng vải sợi nhỏ (loại giống như khăn lau kính mắt). Nếu nhậnthấy màn hình điện thoại của mình đang cần vệ sinh, hãy sử dụng nước sạch để làm ẩm miếng vải và sau đó lau màn hình của bạn - tránh đổ nước trực tiếp lên màn hình. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng để lau mặt sau và mặt bên của điện thoại.

Mẹo loại bỏ cát và xơ vải

Trong quá trình sử dụng, xơ vải và cát có thể bị kẹt trong các cổng kết nối của điện thoại và các kẽ hở giữa thân máy chính và phần màn hình.

Giải pháp tốt nhất để loại bỏ cát và xơ vải là sử dụng băng keo Scotch. Bạn có thể dán nó dọc theo phần kẽ hở giữa màn hình và thân máy, cùng với phần loa thoại, rồi sau đó cuộn băng keo lên và nhẹ nhàng đặt nó vào vị trí các cổng sạc/ cổng kết nối của máy. Độ dính của băng keo sẽ kéo các sợi xơ vải hoặc những hạt cát bị kẹt trong điện thoại của bạn ra ngoài.

Đối với các lỗ loa nhỏ hơn mà băng keo không thể chạm tới, hãy sử dụng tăm hoặc một công cụ (chổi…) có thể len lỏi vào những kẽ hở nhỏ để hút sạch các chất bẩn ra. Những công cụ này cũng có thể sử dụng để làm sạch các thiết bị có kích thước nhỏ khác hoặc các khu vực khó tiếp cận trong xe hơi của bạn.

Khử trùng điện thoại của bạn trong trường hợp vô tình tiếp xúc với thịt/ thực phẩm sống

Nếu bạn sơ ý để thịt sống (hoặc thực phẩm sống) chạm vào điện thoại của bạn – chẳng hạn như khi bạn đang vừa làm bếp vừa sử dụng điện thoại để đọc công thức nấu nướng – bạn có thể nghĩ ngay đến việc dùng cồn để làm sạch vết bẩn. Song, như đã đề cập ở trên, câu trả lời trong trường hợp này là không – cồn có thể làm hỏng các loại lớp phủ trên màn hình điện thoại của bạn. Một số trang web hướng dẫn người dùng sử dụng một hỗn hợp lau rửa pha bằng rượu và nước, nhưng họ lại có một số ghi chú và cảnh báo, vì vậy chúng tôi khuyên bạn không nên thử cách này để đảm bảo an toàn.

Rượu và chất tẩy rửa có thể làm hỏng màn hình của bạn vì bản thân chúng có tính "ăn" da. Thay vào đó, hãy sử dụng vải sợi nhỏ được thấm ẩm bằng nước sạch, hoặc bạn có thể "đầu tư" mua một chiếc đèn tia UV, như PhoneSoap. Công ty sản xuất loại đèn này cho biết nó có khả năng tiêu diệt 99,99% vi trùng và "xua đuổi" được các loại vi khuẩn.

Loại bỏ lớp trang điểm dính trên màn hình điện thoại

Khi các bạn nữ trang điểm và cần phải nghe/ gọi một cuộc điện thoại, đoán xem bề mặt nào sẽ tiếp xúc với da mặt bạn đầu tiên? Đúng vậy, đó chính là màn hình điện thoại của bạn. Và mặc dù bạn có thể sử dụng các loại nước tẩy trang để loại bỏ lớp trang điểm ấy hàng ngày, nhưng bạn không nên sử dụng dung dịch này với màn hình smartphone, bởi trong thành phần của nước tẩy trang có thể chứa một số hoá chất có hại đối với màn hình điện thoại của bạn.

Thay vào đó, bạn có thể trang bị cho chiếc điện thoại yêu dấu của mình một loại dung dịch "tẩy trang" riêng, chẳng hạn như Whoosh. Công ty sản xuất sản phẩm này tuyên bố nó an toàn cho tất cả các loại màn hình và không chứa cồn, clo, amoniac hoặc photpho vốn có thể làm hỏng các loại lớp phủ màn hình.

Bạn cũng có thể sử dụng một miếng vải sợi nhỏ và ẩm để làm sạch màn hình - và sau đó đem giặt. Bạn cũng nên sử dụng bình xịt để phun nước lên vải, thay vì cho nước chảy trực tiếp lên miếng vải. Hãy lưu ý nguyên tắc: càng ít nước càng tốt.

Điện thoại chống nước thì có đem ra "rửa" được không?

Đây là một câu hỏi rất thường gặp của những người dùng sở hữu điện thoại có tính năng chống nước. Nếu bạn sở hữu một chiếc điện thoại chống nước đạt chuẩn IP67 trở lên, bạn có thể ngâm chúng trong nước. Mặc dù các mẫu điện thoại đời mới hiện nay như các dòng iPhone từ 7 trở lên và các dòng Samsung Galaxy S mới có thể chịu ngâm nước được lên đến 30 phút ở độ sâu tối đa là 3 feet (khoảng 0,9 m), bạn vẫn chỉ nên sử dụng khăn ẩm hoặc ướt để lau máy. Sau đó, hãy lau khô điện thoại bằng một miếng vải mềm và khô để loại bỏ toàn bộ những giọt nước còn sót lại. Hãy đảm bảo bạn lau khô cẩn thận hệ thống loa và các cổng kết nối.

iphone xs max hai phong

iphone xs max hai phong

Việc nhúng toàn bộ điện thoại vào nước hoặc để nó dưới vòi nước đang chảy sẽ khiến nước chảy trong các cổng cắm, đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể sử dụng điện thoại của mình cho tới khi máy khô hẳn, và quá trình này rất mất thời gian. Hãy nhớ rằng sở hữu một chiếc smartphone có khả năng chống nước có tác dụng giúp bạn an tâm nhiều hơn là có thể thoải mái (và cố ý) cho máy "đi bơi".

 Tags:
Social Facebook Facebook Social Youtube Youtube Social Tiktok Tiktok