Khuyến mãi Khuyến mãi

Tại sao không ai mua điện thoại của Nhật Bản?

Hoàng Minh
Th 3 15/09/2020

Bạn có biết, nền công nghiệp sản xuất điện thoại của đất nước mặt trời mọc từng có thời kì cực kỳ phát triển, mang đến giá trị và doanh thu hàng tỉ đô thuế cho đất nước này. Hàng loạt những phát minh mới mà sau này, những tập đoàn lớn trên thế giới mới bắt đầu áp dụng và tạo thành trào lưu như smartphone màn hình lớn, sử dụng icon sinh động trên các app nhắn tin, có khả năng chống bụi và nước, có camera kép,…

Tất cả những cải biến mới và sáng tạo, tạo tiện ích cho người dùng đã được những tập đoàn công nghệ lớn đến từ nhất bản như Sony, sharp, FUJITSU,… Đây là những ông lớn trong ngành sản xuất sản phẩm công nghệ, mỗi năm họ chi cả tỉ đô để nghiên cứu và phát triển, cho ra đời những công nghệ mang tính đột phá. Tuy nhiên, chỉ đến khi những ông lớn, những tập đoàn lớn trên thế giới áp dụng cải tiến và tung ra, người dùng mới thực sự biết và những công nghệ đó mới có thể phổ biến, giúp ích cho con người

Tại thị trường Việt Nam, đã có một thời, Sony là hai hãng công nghệ đến từ xứ sở hoa anh đào thay nhau dẫn tốp đầu thị phần smartphone Việt. Họ sản xuất ra những siêu phẩm chất lượng, giá tốt và hiệu năng sử dụng cực kỳ ổn định. Tuy nhiên, sau một thời gian, cả hai ông lớn này đã chính thức “khai tử” mảng sản xuất và phân phối smartphone tại thị trường Việt Nam, gây ra nhiều tiếc nối cho những người yêu thích.

Vậy tại sao, bây giờ không ai quan tâm đến những chiếc điện thoại có nguồn gốc Made in Japan nữa ? Cùng Minh Hoàng Mobile tìm hiểu ngay.

Người Nhật không quá quan tâm đến ngành sản xuất smartphone

Tại Nhật Bản, có rất nhiều rào cản cho sư phát triển của điện di động, việc sản xuất smartphone là lợi nhuận khá thấp, ít có thị trường nội địa tiềm năng. Lý do sâu xa là bởi, đất nước mặt trời mọc có dân số người già tăng cao, ngay từ thời những năm 1970, những người cao tuổi đã sử dụng điện thoại phổ thông, thị trường nội địa tiếp cận công nghệ mới khá chậm, doanh thu lớn nhất trong nhiều năm tiếp theo vẫn thuộc về những sản phẩm thế hệ cũ, hơn nữa doanh số bán điện thoại của đất nước này chủ yếu gắn với các nhà mạng. Chính vì lẽ đó mà lợi nhuận và dòng tiền xoay vòng rấy chậm, rất ít tập đoàn có thể quan tâm đến điện thoại thông minh, thay vào đó, họ sản xuất và trở nên nổi tiếng với những thiết bị gia dụng trong nhà hay tivi, tủ lạnh,…

Điện thoại Nhật Bản không chú ý đến vấn đề trải nghiệm người dùng.

Trải nghiệm người dùng là một yếu tố rất quan trọng hiện nay khi khách hàng mua điện thoại, ví dụ với iPhone, chúng ta thấy sự đơn giản, thao tác nhanh chóng không quá rườm ra như những điện thoại Android, bù lại, họ cho phép người dùng được thoải mái sáng tạo và bùng nổ cảm xúc, mang đến trải nghiệm tốt nhất. Điều đó không đúng với điện thoại thương hiệu Nhật Bản – Trải nghiệm cực kỳ kém, họ không làm tốt và thực sự không chú đến cảm nhận quan trọng này. Cụ thể hơn là hệ thống thiết kế chưa tốt, thao tác rất khó sử dụng và chưa được tối ưu hết hệ thống, mặc dù những công ty này có thể thay đổi để tùy biến sâu trong hệ điều hành Android nhưng giao diện sau khi thay đổi thì hoạt động không tốt và cập nhật hệ thống chậm

Điện thoại thông minh thiếu sự đổi mới và sáng tạo

Vấn đề này liên quan một chút đến văn hóa của người Nhật, họ khá bảo thủ, cốt lõi là văn hóa và làm việc cam kết với nhiệm vụ của mình. Nhờ yếu tố bảo thủ mà ngành công nghiệp sản xuất thiết bị công nghệ đòi hỏi sự kiên trì, chính xac và cực kì nghiệm ngặt. Họ tận tâm, nghiêm túc trong khi làm việc để có những sản phẩm tốt nhất. Lấy ví dụ như ôtô của Nhật Bản nổi danh toàn cầu vì sự bền bỉ và chắc chắn, chiếm thị phần lớn trong ngành công nghiệp ôtô trên toàn thế giới. Những sản phẩm khác như tivi, tủ lạnh hay điều hòa cũng được đánh giá là chắc chắn, tiết kiệm và đặc biệt là vô cùng bền bỉ.

Nổi tiếng với việc sản xuất hàng hóa tốt như vậy nhưng trong nghành sản xuất điện thoại thông minh, nhất là thời kì công nghệ 4.0, hàng ngàn thương hiệu cạnh tranh. Nếu như không có sáng tạo, đổi mới và không đáp ứng được nhu cầu của người dùng thì rất dễ bị đào thải. Ngoài ra, điện thoại của Nhật Bản có cách làm lạ, không giống như những smartphone từ thương hiệu khác. Tính bảo thủ có lẽ đã giết chết một phần sự sáng tạo để điện thoại Nhật Bản phù hợp với người dùng hiện nay

Điện thoại thông minh Nhật Bản có mức giá cao

Nếu so về hiệu năng và giá bán thì điện thoại của Nhật Bản luôn có giá cao hơn các đối thủ. Có mức giá cao hơn nhưng trải nghiệm người dùng chưa tốt, thiết kế xấu và quá mới lạ khiến không ít khách hàng chất nhận mua những smartphone giá rẻ hơn. Có lẽ, giá là một yếu tố vô cùng quan trọng khi người dùng chọn smartphone, khi mua iPhone – Họ phải bỏ ra một số tiền lớn nhưng khách hàng đồng ý vì chất lượng và giá trị sản phẩm mang lại. Còn với những điện thoại từ Nhật Bản, cái giá quá cao là một rào cản khiến nền công nghiệp smartphone thất bại trước những công ty đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam,…

Tạm kết

Ngành công nghiệp điện thoại thông minh của Nhật Bản hiện tại chiếm một phần rất khiêm tốn trọng thị phần smartphone toàn cầu, những tập đoàn lớn của đất nước mặt trời mọc thua lỗ ở mảng này nhưng đã lấy lại doanh thu tốt nhờ bán công nghệ, bán linh kiện điện thoại di động giống như cách mà tập đoàn Sony đã sử dụng để lấy lại ổn định và phục hồi sau này. Ngoài ra, những mảng khác như máy ảnh, điện máy, ngành công nghiệp công nghệ cao vẫn có sự phát triển nhất định nhưng với ngành công nghiệp sản xuất Smartphone, thiết nghĩ các tập đoàn công nghệ nước này cần sự thay đổi mới.


CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ:

MINH HOÀNG MOBILE – HỆ THỐNG PHÂN PHỐI ĐIỆN THOẠI UY TÍN NHẤT HẢI PHÒNG

Mua iPhone 12 tại Hải Phòng

> Trả góp 0% điện thoại Xiaomi, SamSung, iPhone tại Hải Phòng

> Tặng voucher, giảm tiền mặt cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn nhất Hải Phòng

> Ép kính iPhone tại Hải Phòng

> Thay pin iPhone tại Hải Phòng

 * Cs 1: 147 Lạch Tray, Ngô Quyền, HP | Huy: 0979.117.760
 * Cs 2: 207 Đà Nẵng, Ngô Quyền, HP | Việt: 0986.319.829
 * Cs 3: 551 Hùng Vương, Quán Toan, HP | Hưng: 0983.763.977
 * Cs 4: 29B Huyện Đoàn,Núi Đèo,Thủy Nguyên,HP | Tuấn Anh: 0848.965.999

Social Facebook Facebook Social Youtube Youtube Social Tiktok Tiktok