Khuyến mãi Khuyến mãi

Loại bỏ củ sạc khiến doanh số bán phụ kiện tăng cao, liệu Apple và Xiaomi có đang thực sự "bảo vệ môi trường"?

Minh Hoàng Mobile
Th 6 08/01/2021

Theo lời công bố của Apple, việc đưa ra quyết định loại bỏ củ sạc tặng kèm trong hộp đựng iPhone 12 cũng như những dòng iPhone cũ chính là một việc làm nhằm góp phần bảo vệ môi trường bằng cách giảm thiểu lượng rác thải điện tử. Đó là bởi Apple cho rằng, những người mua iPhone mới đa số đều là những fan thành lâu năm, đã có củ sạc cũ từ trước và hoàn toàn có thể tái sử dụng, chính vì vậy, việc tặng kèm củ sạc trở nên không còn cần thiết nữa.

Tiếp bước theo Apple, Xiaomi chính là hãng smartphone lớn thứ hai chính thức thông báo việc loại bỏ củ sạc trên chiếc flagship mới Xiaomi Mi 11, và cũng với lý do bảo vệ môi trường tương tự như trên. Tuy nhiên, Xiaomi cũng hào phóng với người dùng hơn Apple khi cho phép họ lựa chọn giữa phiên bản đã loại bỏ củ sạc và phiên bản có tặng kèm miễn phí củ sạc nhanh GaN 55W với số lượng được giới hạn.

Loại bỏ củ sạc khiến doanh số bán phụ kiện tăng cao, liệu Apple và Xiaomi có đang thực sự "bảo vệ môi trường"?

Liệu việc loại bỏ củ sạc có thực sự bảo vệ được môi trường?

Apple tin rằng đa số người dùng iPhone đều đã có củ sạc nên việc tặng kèm chúng trong hộp đựng iPhone mới là một việc làm không cần thiết, thậm chí có thể gây phát thải rác điện tử. Tuy nhiên, đi kèm với dòng iPhone 12 mới là một dây cáp sạc USB-C to Lightning, không hề tương thích với các củ sạc đời cũ. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng sẽ phải mua thêm một củ sạc tương thích để có thể sạc nhanh cho chiếc iPhone mới.

Có lẽ quyết định này chỉ thực sự có ích cho môi trường nếu người dùng nâng cấp lên những phiên bản iPhone cũ hơn do chúng tương thích với hầu hết những củ sạc có mặt trên thị trường. Tuy nhiên, vấn đề sẽ nảy sinh khi người dùng bán chiếc máy cũ của mình cho người khác, thay vì mang đến hệ thống cửa hàng Apple Store để đổi lấy một thiết bị mới. Chủ nhân mới của chiếc iPhone cũ vẫn sẽ phải tìm mua một bộ phụ kiện mới để có thể tiếp tục sử dụng.

Cụ thể hơn, việc Apple loại bỏ củ sạc tặng kèm không có nghĩa người dùng sẽ không cần tìm mua thêm củ sạc cho chiếc iPhone của mình. Tất nhiên, họ vẫn cần đến củ sạc và khi không được Apple hỗ trợ tặng kèm nữa, họ sẽ phải tìm mua nó ở bên ngoài. Điều này có nghĩa, quyết định của Apple chẳng thay đổi được gì nhiều cho môi trường khi có một lượng lớn bao bì đựng củ sạc mới bị vứt bỏ.

Loại bỏ củ sạc khiến doanh số bán phụ kiện tăng cao, liệu Apple và Xiaomi có đang thực sự "bảo vệ môi trường"? hình ảnh 2

Không những vậy, cách làm của Xiaomi cũng chẳng khá khẩm hơn là bao. Mặc dù “trình làng” đến 2 phiên bản Mi 11, bao gồm không củ sạc và tặng kèm củ sạc, với mức giá bằng nhau để người dùng có thể thoải mái lựa chọn, nhưng thật sự quá khó để người dùng lựa chọn phương án mang tính bảo vệ môi trường.

Đơn giản là bởi trong thời gian khuyến mại, người mua Xiaomi Mi 11 lựa chọn phiên bản có kèm củ sạc sẽ được tặng miễn phí một củ sạc nhanh GaN 55W. Sau khi thời gian khuyến mại kết thúc, phiên bản bán kèm củ sạc này sẽ có mức giá cao hơn 15 USD so với phiên bản không củ sạc.

Chưa tính đến mức giá chênh lệch, ngay cả tính năng sạc nhanh với công suất 55W của củ sạc này cũng là một trong những lý do khiến người dùng khó lòng từ chối. Có lẽ mục tiêu bảo vệ môi trường sẽ được thể hiện tốt hơn nếu Xiaomi tặng kèm cho người dùng một phiếu mua hàng giảm giá hay một viên pin dự phòng.

Loại bỏ củ sạc khiến doanh số bán phụ kiện tăng cao, liệu Apple và Xiaomi có đang thực sự "bảo vệ môi trường"? hình ảnh 3

Điều này càng được thể hiện rõ hơn qua doanh thu bán hàng. Trong số 350.000 người đầu tiên sở hữu Xiaomi Mi 11, chỉ có chưa đến 6% trong số đó (khoảng 20.000 người mua)  là lựa chọn phiên bản không kèm củ sạc để bảo vệ môi trường.

Không chỉ riêng Apple hay Xiaomi, có lẽ bất kể chiếc smartphone hay thiết bị điện tử nào cũng đều cần có một củ sạc chuyên dụng dành riêng cho mình. Chính vì vậy, việc loại bỏ củ sạc sẽ chẳng mang đến bất cứ ích lợi gì cho môi trường khi người dùng vẫn phải tìm mua những củ sạc mới mỗi khi nâng cấp đời máy. Và các yếu tố phát sinh liên quan đến hoạt động mua bán củ sạc rời đó như vận chuyển, đóng gói ...  cũng sẽ có những tác động không nhỏ đến môi trường theo những cách khác nhau.

Lý do thực sự khiến các công ty quyết định loại bỏ củ sạc là gì?

Hóa ra lý do rất đơn giản. Các hãng smartphone luôn mong muốn cắt giảm tối đa chi phí sản xuất để gia tăng lợi nhuận cho những sản phẩm của mình. Và đến khi không thể cắt giảm chi phí linh kiện bên trong thiết bị được nữa, họ sẽ lựa chọn cách cắt giảm chính những phụ kiện bán cho khách hàng. Tuy nhiên làm thế nào để cắt giảm một món phụ kiện đi kèm trên các smartphone đắt tiền mà không khiến người dùng cảm thấy bực bội và khó chịu? 

Còn lý do nào chính đáng hơn cho quyết định này khi những công ty tuyên bố rằng, việc này sẽ góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu lượng rác thải điện tử. Những tuyên bố này sẽ khiến khách hàng cảm thấy vui vẻ và dễ dàng chấp nhận việc hộp đựng điện thoại của mình bị thiếu đi một món phụ kiện vô cùng quan trọng mà chẳng hề than vãn.

Chi phí sản xuất cho mỗi củ sạc tặng kèm trong hộp, dù rất nhỏ (khoảng 15 USD với Xiaomi và 19 USD với Apple) nhưng sẽ là một con số khổng lồ nếu nhân lên cho hàng trăm triệu thiết bị được các hãng tiêu thụ mỗi năm. Việc cắt giảm củ sạc sẽ giúp tiết kiệm cho công ty một khoản chi phí đáng kể trong hoạt động sản xuất của mình. Không những vậy, việc người dùng vẫn phải tìm mua củ sạc cho chiếc điện thoại của mình cũng sẽ giúp công ty kiếm thêm được một khoản doanh thu đáng kể nữa nhờ vào việc bán phụ kiện này.

Loại bỏ củ sạc khiến doanh số bán phụ kiện tăng cao, liệu Apple và Xiaomi có đang thực sự "bảo vệ môi trường"? hình ảnh 4

Bởi vậy, với những lý do chính đáng như trên, mức giá của các thiết bị thậm chí còn chẳng giảm đi sau khi đã loại bỏ củ sạc, ngược lại còn cao hơn. Xiaomi Mi 11 phiên bản bỏ củ sạc và tặng kèm củ sạc có mức giá ngang bằng nhau. Điều tương tự cũng xảy ra với đa số các dòng iPhone vừa bị Apple loại bỏ củ sạc tặng kèm, trong khi đó thế hệ iPhone 12 mới thậm chí còn có giá bán cao hơn so với thế hệ tiền nhiệm.

Trên thực tế, Apple  không phải là hãng sản xuất đầu tiên quyết định loại bỏ củ sạc đi kèm với máy, mà hãng đầu tiên từng làm điều đó chính là Motorola khi xuất xưởng chiếc Moto G phiên bản đầu tiên vào năm 2013. Hãng đã tuyên bố một cách thẳng thắn rằng mình làm vậy để tiết kiệm chi phí. Quả thật, Moto G chính là một trong những mẫu smartphone có giá tốt nhất và rẻ nhất trên thị trường, là cái tên mở đầu cho thời kỳ smartphone giá rẻ sau này.



Cửa hàng điện thoại iPhone tại Hải Phòng

CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ:

MINH HOÀNG MOBILE – HỆ THỐNG PHÂN PHỐI ĐIỆN THOẠI UY TÍN NHẤT HẢI PHÒNG

iphone chính hãng hải phòng

> iphone 7 plus hải phòng

> iphone 8 plus hải phòng

> iphone 12 pro max hải phòng

iphone 12 pro hải phòng

* Cs 1:147 Lạch Tray, Ngô Quyền, HP | Huy: 0979.117.760

* Cs 2: 207 Đà Nẵng, Ngô Quyền, HP | Việt: 0986.319.829

* Cs 3: 551 Hùng Vương, Quán Toan, HP | Toàn: 0983.763.977

* Cs 4: 29B Huyện Đoàn,Núi Đèo,Thủy Nguyên,HP | Tuấn Anh: 0848.965.999

* Cs 5: 10, Tổ 1 (đường 208), TT An Dương, HP (Ngã tư Rế) | Pháp: 0977.086.346

* Cs 6: 218 Trần Thành Ngọ - Kiến An - HP | Tùng: 0888.6666.50

 


 

Social Facebook Facebook Social Youtube Youtube Social Tiktok Tiktok